Độ nhạy sáng ISO kiểm soát mức độ ánh sáng đi vào thiết bị cảm biến máy ảnh. Nó ảnh hưởng đến tốc độ cửa trập và thiết lập khẩu độ máy ảnh. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu xem ISO là gì và có nên bật chế độ auto ISO cho máy ảnh không nhé.
Độ nhạy sáng ISO là gì?
ISO hay còn gọi là độ nhạy sáng ISO là viết tắt của cụm từ tiếng anh International Organisation for Standardization ( ISO) là tổ chức chuẩn hóa quốc tế. Độ nhạy sáng ISO là một thuật ngữ nhiếp ảnh được sử dụng rộng rãi.
Trên các đời máy ảnh phim cũ thì nó là độ nhạy của phim ảnh đối với ánh sáng, Còn đối với máy ảnh kỹ thuật số thì nó là độ nhạy của cảm biến CMOS đối với ánh sáng.
Với chế độ ISO cao thì nghĩa là độ nhạy sáng cao và khi đó bạn hoàn toàn chụp được những bức ảnh ở điều kiện thiếu ánh sáng mà không cần đèn flash. Chế độ này thích hợp khi bạn không muốn sử dụng đèn flash sẽ ảnh hưởng đến người khác. Ngược lại chế độ ISO thấp thì bạn chắc chắn phải sử dụng đèn flash để tăng ánh sáng cho cảm biến của mình.
Tăng độ nhạy sáng ISO để sử dụng tốc độ màn trập nhanh hơn
Với một chế độ ISO cao thì khi ở điều kiện thiếu sáng sẽ cho phép ánh sáng được tích hợp trên cảm biến nhiều hơn và dĩ nhiên ảnh của bạn sẽ rõ nét hơn. Tuy nhiên, tùy mục đích của người nhiếp ảnh mà tự điều chỉnh là thông minh nhất.
Ở một chế độ ISO cao thì máy ảnh cho phép lượng ánh sáng cao đi vào cảm biến. Do đó thì chúng ta sẽ sử dụng một tốc độ cửa trập với tốc độ cao hơn. Chính vì thế mà những khoảnh khắc mà người bấm máy sẽ được lấy nét hơn và chính xác hơn. Trong thể thao thì người ta thường lấy chế độ ISO 400 vào ban ngày để phục vụ công việc.
Với những khoảnh khắc độc lạ mà ý muốn của người chụp muốn lấy thật nhanh thì bắt buộc bạn phải sử dụng ISO cao để tăng tốc độ đóng băng khoảnh khắc đó. Lợi thế này của ISO tạo cho dân bấm máy những lợi thế khi cần chụp những bức hình cá tính và độc lạ. Một stop độ nhạy sáng tương đương với một stop tốc độ cửa trập.
Nhiễu và độ nhạy sáng ISO
Nhiễu là gì?
Nhiễu để dùng chỉ các điểm xuất hiện trên ảnh khi được chụp với chế độ ISO cao. Khi chúng ta tăng ISO thì dĩ nhiên chúng ta đã thực hiện việc khuếch đại điện. Khi đó các tín hiệu nhiễu xuất hiện trong quá trình này. Nhiễu là một đặc điểm vốn có của máy ảnh số và tùy vào mỗi người mà mức độ như thế nào là chấp nhận được. Dĩ nhiên, một chiếc máy ảnh càng hiện đại và mắc tiền thì độ nhiễu sẽ được giảm thiểu rất nhiều. Đôi khi kinh nghiệm và tùy chỉnh chế độ máy ảnh cũng ảnh hưởng đến độ nhiễu của máy ảnh DSRL.
Máy ảnh EOS giảm nhiễu bằng cách nào?
Chế độ nhạy sáng ISO ảnh hưởng nghiêm trọng đến độ nhiễu của máy ảnh số. Thiết bị cảm biến máy ảnh CMOS được chế tạo ngày càng tinh vi và hiện đại có khả năng giảm nhiễu hiệu quả. Bên cạnh đó là bộ xử lý hình ảnh DIGIC được tích hợp vào các đời máy ảnh mới nhất cho phép loại bỏ nhiễu được ghi lại trong từ cảm biến.
Với máy ảnh được ghi ở DIGIC 7 thì nhiễu không xuất hiện ở chế độ ISO 6400. Một số bức ảnh được chụp ở ISO 25600 cũng có thể được in ở cỡ 3R.
Các máy ảnh kỹ thuật số đời mới có tích hợp tính năng chụp nhiều bức ảnh liên tiếp rồi ghép chúng lại để triệt tiêu nhiễu.
Xem thêm: sửa chữa body Canon