Có thể có rất nhiều người đam mê nhiếp ảnh nhưng chưa thực sự bước chân vào nó, hay cả những người đi theo nhiếp ảnh để mưu sinh. Bài viết này Bệnh viện máy ảnh Sài Gòn sẽ chia sẻ tới bạn những bài tập nhiếp ảnh cho người mới vào nghề. Hy vọng nó sẽ bổ ích với bạn!
>> Những lỗi thường gặp với dòng máy ảnh Canon ( phần 1)
Chắc hẳn những bạn vừa mới tậu cho mình một chiếc máy ảnh mà chưa biết cách sử dụng thì những bài tập nhiếp ảnh sẽ giúp bạn hình thành được những khái niệm cơ bản hay những thông số cài đặt bạn đầu của chiếc máy ảnh này.
Bài tập nhiếp ảnh cho người mới vào nghề
1. Bài tập số 1: Chụp tất cả với Lens kit
Ống kính là phụ kiện đi kèm theo máy ảnh, mặc dù ống kính có giá thành rẻ hơn nhưng bạn sẽ phải kinh ngạc chất lượng ảnh của nó mang lại. Sự đa dạng về tiêu cự trải dài phù hợp với rất nhiều loại nhiếp ảnh khác nhau.
Ống kính được coi là tiền đề để bạn có thể tính toán thay đổi nâng cấp thiết bị sau này.
2. Bài tập số 2: Chụp tất cả với mọi tiêu cự, tốc độ và khẩu độ khác nhau.
Bài tập này giúp bạn chủ động trong các thông số, kỹ năng trong nhiếp ảnh để áp dụng vào các trường hợp cụ thể về sau.
Nếu đang sử dụng ống kính zoom của Nikon 18-140mm thì hãy tận dụng khai thác hết các tiêu cự, các góc từ rộng đến tele để thấy sự khác biệt qua từng góc của từng tiêu cự cụ thể.
Nếu đang sử dụng ống fix, hãy tập luyện bằng cách zoom di chuyển bằng chân theo các khoảng cách ngắm.
3. Bài tập 3: Chụp một chủ thể ở nhiều mức độ ISO khác nhau
Với bài tập số 3 bạn sẽ thử hết các mức ISO qua đó bạn sẽ thấy được máy ảnh của mình có thể hoạt động tốt nhất ở mức ISO cao nhất bao nhiêu. Từ đó dễ dàng thiết lập các thông số như tốc độ phù hợp, khẩu độ nhất định.
Một số dòng máy ảnh có khả năng hoạt động tốt trong môi trường thiếu ánh sáng như Sony A9, Nikon D850, Sony A6500, Canon 5D mark IV. Bạn vẫn có thể giữ lại được rất nhiều chi tiết dù đã tăng ISO lên đến 2000.
Kết quả đạt được qua 3 bài tập
Thông qua 3 bài tập trên, bạn sẽ thấy được mối tương quan giữa 3 yếu tố cấu thành tam giác phơi sáng. Khẩu độ, tốc độ, ISO sẽ phải có sự thay đổi, kết hợp với nhau trong từng trường hợp và điều kiện ánh sáng cụ thể. Từ đó, ghi lại những bài học của mình về những chỉ số nên cài đặt trong các điều kiện chụp tương ứng nhe ngoài trời, chuyển động, chân dung, đường phố,…
Lời khuyên cho bạn
– Hãy thử tất cả các chức năng mode có sẵn trên máy ảnh của bạn, đừng bỏ qua chức năng nào. Đây là các mode giúp bạn ứng biến nhanh với những trường hợp cụ thể khác nhau.
– Hãy đột phá bằng những bức hình mới lạ thừa sáng hoặc thiếu tối có chủ ý. Sau đó, phân tích lại những bức hình của mình, phỏng vấn người xem về ấn tượng bức hình đó và rút kinh nghiệm
– Tạo nên những bức hình lung linh với Bokeh và biến hóa sáng tạo với chúng tạo nên sức hút mạnh hơn.
– Sử dụng phương pháp lấy nét tay là bài tập khá bổ ích trau dồi khả năng canh nét và lấy bố cục. Hãy bỏ ra một chút thời gian nghiên cứu về cơ chế lấy nét tay thay vì lấy nét tự động để bạn có thêm những bức hình độc, lạ
Cuối cùng, sau những bức hình đẹp nó sẽ tuyệt vời hơn nếu bạn biết sử dụng các phần mềm xử lý ảnh. Vì thế, hãy dành thời gian thêm tìm hiểu về cách sử dụng các phần mềm xử lý ảnh. Nếu bạn xác định theo nghề nhiếp ảnh lâu dài thì đây sẽ là điều kiện bắt buộc.
Chúc các bạn thành công!