Gina Milicia nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp với hơn 25 năm kinh nghiệm cầm máy ảnh trong nghề. Ông là một trong những nhiếp ảnh gia thành công và có những tuyệt tác nhiếp ảnh nổi tiếng. Dưới đây là những chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp nhiếp ảnh từ chuyên gia Gina Milicia. Hãy cùng đọc và rút ra cho mình những bài học nhé.
>> 7 tư thế tạo dáng chụp ảnh thần thánh cho bức ảnh chất Lừ
1. Tìm các khóa học nhiếp ảnh cơ bản đúng mục đích của bạn
Có rất nhiều khóa đào tạo nhiếp ảnh tràn lan trên thị trường. Tuy nhiên, bạn cần xác định rõ mục đích khởi nghiệp nhiếp ảnh của mình là gì, nghiên cứu thật kỹ lưỡng để tránh lãng phí, lan man quá nhiều kiến thức học được.
Quan trọng bạn nên có một hình mẫu nghệ thuật yêu thích, sau nó tìm người hướng dẫn phù hợp với phong cách nghệ thuật nhiếp ảnh muốn theo đuổi.
2. Tìm một người định hướng
Định hướng trong bất kỳ nghề nghiệp nào cũng rất quan trọng, nhiếp ảnh cũng vậy. Chính vì thế, hãy tìm cho mình một người hướng dẫn thực sự phù hợp với khả năng của bạn. Người có thể nâng bạn lên với chính khả năng của mình.
Thường xuyên tham gia các hội, nhóm, sự kiện về nhiếp ảnh để học hỏi kinh nghiệm từ các nhiếp ảnh gia. Để ý học hỏi từ các chi tiết nhỏ nhất, biết đâu bạn sẽ tìm ra những cái lớn hơn. Và tìm cho mình những người bạn cùng chung chí hướng để cùng có người đồng hành trong khởi nghiệp nhiếp ảnh.
3. Đầu tư chuyên nghiệp
Đừng tiếc tiền đầu tư, chi vào những trang thiết bị chuyên nghiệp. Đối với đặc thù của ngành công nghệ, vốn đầu tư cho trang thiết bị rất lớn nhưng mang về hiệu quả công suất cao hơn. Chính vì thế, đừng ngần ngại chi tiền vào những thiết bị chuyên nghiệp khi có thể.
4. Không chụp trên 1 thẻ nhớ
Thiết bị điện tử không thể đoán trước được nó sẽ hỏng bất cứ lúc nào. Vì vậy, bạn nên thật cẩn thận, hãy chụp ảnh luân phiên bằng 2 thẻ nhớ khác nhau. Tránh trường hợp sự cố xảy ra ảnh hưởng đến cả một bộ hình mà mình đã dày công chuẩn bị.
5. Hãy xem nhiếp ảnh là niềm đam mê, đừng nghĩ nó là nghề
Bởi chỉ khi bạn dành đam mê cho chúng bạn sẽ có được những tuyệt tác cho riêng mình. Đừng để cảm giác, gánh nặng kiếm tiền mà bạn khởi nghiệp nhiếp ảnh theo sự gò bó. Hãy để sự đam mê làm việc sẽ mang đến kết quả tốt nhất.
6. Thất bại là mẹ thành công
Hầu hết những người thành công thường phải trải qua rất nhiều những thất bại. Sau những thất bại họ lại có thêm những kinh nghiệm để đứng lên và thành công. Đừng lo sợ khởi nghiệp nhiếp ảnh thất bại, chỉ sợ bạn không có đam mê và theo đuổi nó vì sự ép buộc. Nếu thực sự làm việc bằng đam mê, đừng sợ thất bại. Chính những thất bại sẽ là nền tảng cho thành công sau này.
7. Từ bỏ là thất bại lớn nhất trong khởi nghiệp nhiếp ảnh
Không chỉ riêng nhiếp ảnh, bất cứ nghề nghiệp gì cũng vậy. Từ bỏ chính là thất bại. Rất nhiều người đã từ bỏ sự nghiệp quá sớm trong khi để gây dựng sự nghiệp thời gian cần tính bằng năm. Đừng từ bỏ mà hãy tiến lên.
8. Làm những gì bạn thấy minh bạch
Đừng vì quá ham việc mà nhận những thứ mình chưa đủ khả năng làm nó. Nếu không quá giỏi bạn nên đi thuê người làm nó.
9. Lên kế hoạch thực hiện các dự án cá nhân
Hãy luôn lên cho mình những kế hoạch cá nhân để thực hiện và trau dồi khả năng. Khởi nghiệp nhiếp ảnh chính là quá trình ban đầu để bạn có thời gian trau dồi kiến thức.
10. Đảm bảo sao lưu thường xuyên
Như đã nói ở trên, đồ công nghệ mang tính thất thường, bạn không thể xác định được những sự cố xảy ra. Vì thế, hãy luôn đảm bảo sao lưu dữ liệu thường xuyên nhất. Bạn sẽ thế nào nếu bỗng một ngày đang làm việc mà thẻ nhớ, ổ cứng dữ liệu của cả dự án gặp sự cố. Vấn đề không chỉ ở đồ dùng thiết bị hỏng mà còn ảnh hưởng đến uy tín của bạn trước khách hàng