Đối với những tín đồ của nhiếp ảnh, chắc chắn sẽ luôn đi tìm những chủ đề chụp ảnh ấn tượng. Chụp ảnh kiến trúc nội thất cũng là một trong những chủ đề khá thú vị. Không chỉ chụp ảnh vì đam mê mà còn có cơ hội kiếm tiền rất lớn từ chụp ảnh kiến trúc nội thất.
Nếu bạn chụp hoài mà vẫn chưa tìm cho mình những góc chụp đẹp. Vậy thì còn chần chừ gì nữa, đọc hết bài viết này sẽ giúp bạn trở thành chuyên gia chụp ảnh kiến trúc nội thất.
>> Quay phim bằng máy ảnh có được không?
>> 10 điều NÊN VÀ KHÔNG NÊN dành cho người sử dụng máy ảnh ( Phần 2)
Chụp ảnh kiến trúc nội thất đòi hỏi bạn phải có cái nhìn tốt về bố cục và tổng thể không gian cũng như các chi tiết, đường nét.
1. Ánh sáng
Ánh sáng chính là chìa khóa vạn năng biến hóa trong nhiếp ảnh. Sử dụng nguồn sáng tốt, làm chủ ánh sáng sẽ giúp bạn có những tác phẩm tuyệt vời.
Chụp ảnh kiến trúc nội thất luôn hạn chế về mặt ánh sáng tự nhiên. Khác với chụp phong cảnh hay chụp chân dung thì có hai thời điểm ánh sáng tốt nhất đó là bình minh và hoàng hôn. Chính vì vậy, khi chụp ảnh kiến trúc nội thất hãy mở tất cả các cánh cửa trong căn phòng bạn chụp ảnh kiến trúc nội thất lên để đón ánh sáng tự nhiên. Đón những tia nắng dịu nhẹ khiến bức ảnh bạn tăng thêm phần quyến rũ.
Với những không gian kín được chuẩn bị, bài trí thì cần sắp xếp đèn chiếu sáng một cách thật hợp lý. Làm sao để đảm bảo ánh sáng rõ cho mọi góc cạnh điều này rất quan trọng trong việc nổi bật bố cục. Sự cân bằng ánh sáng là điều kiện tối thiểu. Đảm bảo rằng không có vùng nào quá tối hay quá sáng so với tổng thể.
Hãy kết hợp hài hòa giữa ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo để có những bức hình tốt nhất về ánh sáng nhé.
2. Các thiết bị được đầu tư tốt nhất
– Máy ảnh có ISO cao: ISO cao chính là khả năng khử nhiễu cao trong bức ảnh. Đương nhiên, một bức ảnh đẹp, trong thì việc khử nhiễu là hoàn toàn tất yếu. Với xu thế phát triển công nghệ, các loại máy ảnh có ISO cao cho ra đời những bức hình cực nét với độ nhiễu cực thấp. Hơn nữa, máy ảnh dạng Crop có khả năng khử nhiễu kém hơn so với máy ảnh cảm biến Full-frame. Nikon D850 và Sony A9 đang là hai dòng máy ảnh chuyên nghiệp với khả năng khử nhiễu được đánh giá khá cao hiện nay.
– Ống kính góc rộng: Để thâu tóm bao quát toàn bộ bố cục bức ảnh, ống kính góc rộng là sự lựa chọn tối ưu nhất. Khoảng tiêu cự từ 8 đến 16mm được cho là tiêu chuẩn lý tưởng để chụp góc rộng.
– Chân máy ảnh: Để tạo nên những bức ảnh đẹp thì phụ kiện đi kèm là rất cần thiết đặc biệt là với chụp ảnh kiến trúc nội thất. Chân máy giúp giữ máy ổn định để có thể thâu tóm góc một cách sắc nét nhất tránh bị mờ nhòe khi phơi sáng.
3. Cách phơi sáng
Phơi sáng tốt là một trong những yếu tố then chốt trong chụp ảnh kiến trúc nội thất.
Bí quyết phơi sáng trong bức ảnh nằm ở tốc độ màn trập. Với không gian chụp ảnh kiến trúc nội thất kín, bạn sẽ khó có được bức ảnh đẹp với tốc độ màn trập nhanh. Nếu muốn thật rõ nét từng chi tiết, từng đối tượng trong ảnh thì phait khép khẩu xuống thật thấp để lượng ánh sáng đi vào trong bị hao hụt đi.
Nguy cơ bức ảnh sẽ bị nhiễu cao và chất lượng thấp đi nếu bạn tăng ISO. Chính vì thế, trong chụp ảnh kiến trúc nội thất, các nhiếp ảnh gia thường cài đặt tốc độ trong khoảng 1s đến 2s hoặc có thể hơn. Muốn ảnh mượt nhất thì nên để ISO mức thấp nhất.
4. Không gian trưng bày ấn tượng
Chụp ảnh nội thất là chụp ảnh tĩnh vật, do vậy sự kết hợp chuyển động con người hay những điểm nhấn sẽ khiến bức ảnh sống động hơn. Một vài tiểu tiết hỏ như một giỏ hoa được đặt trên bàn hay các chậu cây,.. sẽ khiến không gian thêm đặc sắc hơn.
5. Linh hoạt trong góc chụp
Mặc dù không gian chụp ảnh kiến trúc nội thất bó hẹp chỉ trong một khoảng nhất đinh nhưng vệc linh hoạt thay đổi các góc chụp sẽ khiến người xem có nhiều cảm nhận về hình ảnh hơn. Hãy thử thay đổi các cách phối cảnh khác nhau dù chỉ xê dịch 10 cm về góc phải hay trái đều đã tạo nên những điểm khác biệt. Ấn tượng của bức ảnh là ở sự đa dạng về góc chụp.